Đất chua là nguyên nhân hàng đầu trong việc kìm hãm sự phát triển của cây và ức chế hoạt động của vi sinh vật có lợi trong đất. Đối với cây không chịu được đất chua, đất biến đổi thuộc tính có thể gây chết cây. Vì vậy, cải tạo đất chua là ưu tiên hàng đầu.
Vậy, nếu bà con cũng đang tìm phương pháp cải tạo bền vững, hãy cùng ATW Biotech tìm hiểu về nguyên nhân hình thành và hậu quả do đất chua gây ra.
Đất chua hay còn gọi là đất phèn: là hiện tượng đất bị thay đổi tính chất hóa học do quá trình canh tác nông nghiệp hoặc ảnh hưởng từ tính chất vùng đất đặc thù. Đất bị chua còn được hiểu là đất có nhiều axit và độ pH từ 6.5 trở xuống.
- Đất phèn tiềm tàng:
- Đất phèn hoạt động:
Dấu hiệu nhận biết đất chua bằng mắt thường
- Do mưa, nước tưới dư thừa: Rửa trôi đi các chất dinh dưỡng tính kiềm hòa tan: canxi (Ca), Magiê (Mg), Kali (K)… xuống tầng đất sâu, sông suối, ao hồ và làm cho đất mất chất kiềm, trở nên chua.
- Do cây trồng hút dinh dưỡng: (N,P,K,Ca, Mg…) do trồng nhiều vụ/năm, vì thế lượng Ca và Mg trong đất mất đi càng nhiều.
- Phân giải chất hữu cơ: Thải ra nhiều loại axit Cacbonic (H2CO3), axit Sunfuric (H2SO4), axit Nitric (HNO3) axit Axetic (CH3COOH)…các axit này hòa tan Ca, Mg và rửa trôi, làm cho đất chua.
- Do lạm dụng bừa bãi chất hóa học: Các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, chất kích thích sinh trưởng lạm dụng quá mức. Đặc biệt là các loại phân khoáng mang gốc axit như: Phân Sunfat amôn (SA), Clorua kali (KCl), Sunfat kali (K2SO4), Suppe lân…cũng làm đất bị chua.
Nguyên nhân hình thành đất chua
- Đất chua gây ức chế rế hấp thụ các chất khoáng đa, trung, vi lượng cần thiết cho hoạt động sinh trưởng của cây trồng, làm giảm năng suất cây trồng.
- Nồng độ độc tố Al tự do tăng cao khiến rễ bị bó lại và không phát triển được nữa dẫn đến tình trạng thối rễ, chậm ra hoa, tỷ lệ đậu quả không cao, cây phát triển còi cọc và có thể bị chết.
- Các nhóm vi sinh vật có lợi trong đất hầu như không thể sinh trưởng được trong môi trường đất có độ chua cao. Gây tích tụ các hợp chất khó tan, gây thoái hóa đất và hại cây trồng.
- Nồng độ độc tố Al tự do cao gây tính độc cao đối với hầu hết các sinh vật sống, bao gồm cả hệ vi sinh vật có lợi cho cây và đất trồng, dẫn đến đất bị thoái hóa, bạc màu, cây bị ngộ độc, thiếu dinh dưỡng,...
- Lá cây bị mất màu, mất độ bóng và có vân lá thưa thớt
- Cây trồng bị chết hoặc phát triển chậm
- Rễ cây trồng không phát triển đầy đủ.
- Dễ bị sâu mọt hoặc bị nhiễm bệnh.
- Dễ bị sốc nhiệt độ, không thể giữ nước và chịu tác động của thời tiết khắc nghiệt.
Tác động của đất chua gây hại đến cây trồng và hệ vi sinh vật đất
Vì vậy, việc xác định nguyên nhân của đất chua và đưa ra các biện pháp phù hợp để cải tạo đất là rất quan trọng để giảm thiểu tác động tiêu cực của nó đối với cây trồng.
Đồng thời, việc tìm kiếm các loại cây trồng phù hợp với đất chua và các kỹ thuật trồng trọt bền vững sẽ giúp tăng năng suất và đảm bảo sức khỏe cho cây trồng.