Nhiều bà con khi bắt đầu vườn trồng, tự hỏi tại sao cây chậm phát triển? Tại sao cây lại vàng lá? Tại sao cây bị héo rũ? Vậy nhưng ít ai biết đến những biểu hiện đó có thể do pH đất đang biến động và cần phải kiểm tra và xử lý đất trồng.
Vậy, pH đất là gì? Độ pH đất ảnh hưởng như thế nào đến cây trồng, và cách thức kiểm tra độ pH để có phương án xử lý kịp thời cho vườn trồng. Bà con cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
- Khái niệm: pH hay còn gọi là độ pH, có thang đo độ pH từ 1 đến 14. pH đất là chỉ số phản ánh tính chất đất bị kiềm hóa hay nhiễm phèn chua. Đa phần các loại đất có độ pH từ 5.0 đến 8.0. Mỗi loại cây trồng lại có mức độ pH đất tối ưu ở các ngưỡng khác nhau, nếu nằm ngoài ngưỡng thuận lợi, cây sẽ kém phát triển, vàng lá, héo rũ,... và thậm chí có thể gây chết cây.
- Phân loại đất thông qua thang đo độ pH:
Thang đo độ pH đất và mức độ ảnh hưởng đến cây trồng.
- Khi sử dụng khu đất mới: chỉ số pH ban đầu giúp bạn định hướng chọn loại cây trồng nào hoặc cải tạo đất sao cho phù hợp với loại cây muốn trồng.
- Trong giai đoạn đất đang canh tác: chỉ số pH đất chỉ ra cách tác động vào đất hợp lý, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
- Khi cây trồng có các biểu hiện bệnh: Cây tăng trưởng chậm, lá vàng úa, rễ không phát triển, …cũng nên chú ý đến việc kiểm tra nồng độ pH cho đất để có các biện pháp xử lý kịp thời
Lưu ý: Tiến hành đo độ pH đất vào mọi thời điểm, trên mọi loại đất. Không nên tiến hành sau khi bón vôi, phân, bổ sung chất hữu cơ sẽ làm kết quả pH sai sót nhiều.
3 giai đoạn cần kiểm tra pH cho đất trồng
pH đất cũng được dùng như một chỉ thị để nhận biết 1 số vấn đề của đất. Từ đó, có hướng xử lý kịp thời, tránh thiệt hại đến cây trồng của mình.
Bảng đánh giá mức độ ảnh hưởng của pH đối với hiệu quả sử dụng phân bón.
Bảng trên được mô tả cụ thể như sau:
Sự tác động của pH đất đến môi trường đất.
B1: Tạo một lỗ trong đất bằng mũi khoan hoặc thước (Độ sâu giữa các lần đo phải giống nhau).
B2: Thêm nước cất hoặc nước khử ion sao cho đất đủ ẩm, không cho quá nhiều, tránh việc làm tan hết đất vào nước.
B3: Cắm thiết bị đo pH của đất vào lỗ, chờ đọc kết quả.
B1: Lấy một mẫu đại diện cho cả diện tích đất trồng.
- Vị trí lấy mẫu đất nên cạnh cây trồng và vài mẫu ở cách xa đó (để 2 mẫu là khác biệt): Lấy 5 mẫu đất tại 4 góc khu đất kiểm tra và 1 mẫu ở điểm trung tâm.
- Nên lấy đất ở cùng một độ sâu so với mặt đất cho mỗi lần kiểm tra: Tại điểm lấy mẫu, đào hố đường kính 50 x 50 x 50 cm, dùng xẻng xắn theo thành thẳng đứng để lấy lớp đất mỏng theo chiều sâu từ trên lớp đất mặt tới độ sâu 40 cm.
B2: Đánh dấu pH tại các địa điểm lấy mẫu, do lượng dinh dưỡng, loại đất, độ ẩm thường xuyên biến động.
B3: Lấy khoảng 0.5 kg đất rồi trộn lẫn với nhau, để khô, tán nhỏ và cân lấy 0.1 kg để mang đi đo độ pH của đất.
B4: Cho mẫu đất vào cốc thể tích 0.5 l rồi thêm 2/3 nước vào, khuấy hỗn hợp tan đều.
B5: Chờ 30 phút để lắng, rót lấy lớp nước phía trên.
B1: Nhúng giấy chỉ thị độ pH vào dung dịch sao cho nước ngấm hết bề mặt giấy, chờ 1 phút xem sự thay đổi màu.
B2: So sánh màu sắc giấy với bảng màu để xác định độ pH của đất. Màu giấy chỉ thị ứng với chỉ số nào của thang đo độ Ph thì đó là giá trị độ pH của đất cần kiểm tra.
- Ưu điểm: Giá thành thấp, dễ thực hiện.
- Nhược điểm:
B1: Cho vào ống đong hỗn hợp đất, nước cất hoặc nước khử ion và vài hóa chất.
B2: Hóa chất phản ứng với độ pH và đổi màu.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
- Ưu điểm: Mua trộn bộ dụng cụ kiểm tra, dễ thực hiện.
- Nhược điểm:
- Ưu điểm:
- Nhược điểm: Cần đó phương pháp bảo quản tốt, chi phí mua bút cao hơn.
Nhúng kim đo vào mẫu thử, trên thân máy sẽ có đồng hồ hiển thị số pH.
- Ưu điểm:
- Nhược điểm: Chi phí cao hơn, cần thực hiện đúng quy trình kĩ thuật và phải được bảo dưỡng cẩn thận.
- Hóa chất đo độ pH của đất cần phải tinh khiết và được điều chế, do đó nó chỉ được dùng tại các phòng thí nghiệm cũng như người thực hiện phải có trình độ kiến thức tốt.
- Các loại hóa chất thường dùng:
Top 5 cách đo pH đất chuẩn nhất.
Ph đất có tác động mạnh mẽ đến đất và cây trồng. Khi bà con hiểu về Ph đất và cây trồng của mình, bà con hoàn toàn có thể kiểm soát được sự phát triển của cây trồng.
Bài viết trên đây giúp bà con hiểu hơn về đất và cây, để khi cây bị héo rũ, vàng lá hay chậm phát triển,... bà con có cách để kiểm tra, xác định đó có phải là do ảnh hưởng của Ph hay không, mức độ ảnh hưởng như thế nào, từ đó có các biện pháp xử lý phù hợp.
1 số kinh nghiệm về các biện pháp khi đất nhiễm phèn hay kiềm hóa đã được ATW tổng hợp ở các bài viết sau.
Nếu cần tư vấn cụ thể, bà con có thể liên hệ kỹ sư hỗ trợ 24/7 qua hotline 032 988 6079.