Cây sầu riêng bị vàng lá thối rễ? Sầu riêng kém phát triển không lên đọt? Hay rễ sầu riêng bị nổi các u sần?
Đây có thể là biểu hiện của bệnh tuyến trùng rễ sầu riêng? Vậy, làm sao để nhận biết được bệnh tuyến trùng 1 cách chính xác nhất và cách xử lý chúng như thế nào? Bà con cùng Atw Biotech tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tuyến trùng rễ thuộc động vật giun tròn, không nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng gây hại cây sầu riêng thông qua tác động vào bộ rễ, gây thối rễ hoặc tạo nốt u sần tuỳ vào cách thức mà tuyến trùng ký sinh.
Tuyến trùng rễ gây ra 1 số loại bệnh trên cây sầu riêng như: Bệnh vàng lá thối rễ, thối trái sầu riêng, cây kém phát triển, thậm chí có thể dẫn đến chết cây.
Ngoài ra, chúng còn gây những tổn thương tạo điều kiện cho những tác nhân gây bệnh khác như nấm cây, vi khuẩn có hại lây nhiễm gây ảnh hưởng đến cây trồng.
Hình ảnh của rễ sầu riêng 2 tháng bị nhiễm tuyến tuyến trùng
- Lá kém ra đọt: Lá bị mất đi độ bóng, cây vẫn ra đọt nhưng ra gượng, vừa ra xong là rụng lá.
- Lá bị đổi màu: Lá sầu riêng chuyển vàng xen canh, có các vết đốm màu vàng, nâu, đỏ hoặc đen.
- Lá bị biến dạng: Lá có thể co lại, xoăn, hình dạng không đều.
- Cháy lá: Lá dễ bị khô và rụng sớm.
Biểu hiện trên lá của tuyến trùng rễ sầu riêng
- Thân cây còi cọc: Thân phía trên có dáng thon và hẹp hơn thân phía dưới của cây.
- Thân bị héo rũ: Do dinh dưỡng và nước vận chuyển kém.
- Thân cây có độ phân lóng ngắn: Khoảng cách giữa các nút lá gần nhau hơn so với cây không bị nhiễm bệnh.
Biểu hiện trên thân của tuyến trùng rễ sầu riêng
- Rễ u sưng: Rễ nổi u sần, phù lên do sự tăng sinh ồ ạt của tuyến trùng ký sinh rễ.
- Thối rễ: Rễ có màu nâu hoặc màu đen do bị thối rễ, mất tính đàn hồi và gây mùi hôi khó chịu.
- Mất tính liên kết của rễ: Rễ và thân cây mất đi sự liên kết, khiến rễ mất điểm tựa. Điều này làm cho cây sầu riêng dễ bị đổ do gió hoặc đứt gãy.
Biểu hiện trên rễ của tuyến trùng rễ sầu riêng
Có rất nhiều nguyên nhân khiến vườn sầu riêng của bạn bị tuyến trùng rễ tấn công như:
- Dư nước, độ ẩm cao: Là môi trường thích hợp để tuyến trùng, nấm và khuẩn sinh sôi.
- Do côn trùng, sâu bệnh: Sùng đất, rệp sáp hại rễ,... hay 1 số loại nấm khuẩn tác động vào cây trồng tạo ra các vết hở khiến tuyến trùng dễ dàng xâm nhập.
- Sử dụng đất tái canh: Môi trường đất tồn tại sẵn tuyến trùng và nấm khuẩn có hại nhưng không xử lý.
- Bón phân mất cân bằng: Sử dụng phân bón không hợp lý, thường bón chú trọng vào đa lượng, đặc biệt là dư đạm, khiến nứt rễ, nứt gốc, giảm đề kháng. Tạo điều kiện cho tuyến trùng xâm nhập vào cây sầu riêng.
- Vận chuyển chất dinh dưỡng kém: Bệnh tuyến trùng rễ sầu riêng xâm nhập vào hệ thống rễ của cây, phá hủy các mô rễ, làm cản trở quá trình vận chuyển nước và chất dinh dưỡng cho cây. Điều này gây bệnh vàng lá thối rễ sầu riêng, khiến cây sầu riêng bị suy yếu, xoăn, rụng, mầm chết.
- Giảm tỷ lệ đậu hoa, đậu trái: Cây sầu riêng bị bệnh tuyến trùng rễ cũng có ít hoa, ít trái hoặc trái non không phát triển đầy đủ, thậm chí có thể gây bệnh thối trái sầu riêng. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất và chất lượng vụ mùa của nhà vườn.
- Giảm chất lượng trái sầu riêng: Các trái sầu riêng bị nhiễm bệnh có thể bị biến dạng, không đẹp mắt. Điều này làm giảm giá trị thương mại của sản phẩm sầu riêng và ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng sầu riêng.
- Tăng khả năng nhiễm bệnh: Bệnh tuyến trùng rễ sầu riêng còn tạo điều kiện cho các loại nấm bệnh khác xâm nhập vào rễ qua các vết thương do tuyến trùng gây ra. Từ đó làm giảm sức đề kháng của cây, tạo điều kiện cho sâu bệnh hại phát triển.
Cách xử lý tuyến trùng rễ sầu riêng tốt nhất vẫn là phòng bệnh, bà con nên phòng ngừa đúng thời điểm, đúng kỹ thuật và sử dụng đúng sản phẩm để cây không chịu thiệt hại lớn từ tuyến trùng.
Còn đối với những vườn sầu riêng đã bị tuyến trùng, tùy vào mức độ thì chúng ta sẽ có cách xử lý phù hợp. Trị tuyến trùng hiệu quả và để cây xanh tốt cần thực hiện đồng thời 3 việc:
- Diệt sạch mầm bệnh.
- Phục hồi và kích rễ sầu riêng bị tổn thương.
- Cải tạo đất, tránh bị chai hóa do tác động của tuyến trùng.
Các cách xử lý triệt để tuyến trùng rễ sầu riêng
Để biết cụ thể bà con có thể liên hệ hotline 0329 886 079 để các kỹ sư hỗ trợ. Hoặc có thể tham khảo 1 số phương pháp dưới đây:
- Trồng xen canh: Thực hiện luân canh, xen canh sầu riêng với các loại cây trồng khác.
- Chọn giống: Chọn các loại giống sầu riêng sạch và có khả năng kháng bệnh.
- Trồng cỏ phủ bề mặt rễ cây sầu riêng: Để phân tán sự tấn công của tuyến trùng vào rễ cây trồng, giúp giữ ẩm cho đất, có tác dụng hỗ trợ môi trường cho các loài vi sinh có lợi cho cây phát triển. (Các loài cây họ đậu, cây cúc vạn thọ, cây sầu đâu rừng có thể xua đuổi tuyến trùng hiệu quả)
- Thường xuyên thăm vườn: Để phát hiện các triệu chứng của bệnh tuyến trùng rễ sầu riêng, Kiểm tra độ PH của đất xem có bị nhiễm phèn không.
- Nếu có dấu hiệu của tuyến trùng: Nhanh chóng tiêu hủy cây bệnh, nhất là phần rễ của cây bằng cách đốt hoặc rãi vôi để tránh lây lan bệnh tuyến trùng rễ cho các cây khỏe mạnh
- Bón phân: Tăng cường bón phân hữu cơ đã được ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma. Bên cạnh đó, chú ý bổ sung các dinh dưỡng trung, vi lượng và hạn chế bón các loại phân hóa học đa lượng.
- Dùng thuốc đặc trị: Sử dụng các loại thuốc trị tuyến trùng với liều lượng đúng theo hướng dẫn.
- Abamectin, Fosthiazate, Benfuracarb, Ethoprophos,… là các hoạt chất có khả năng tiêu diệt tuyến trùng rễ sầu riêng cả trứng và con trưởng thành. Bà con có thể tìm mua các sản phẩm được cấp phép lưu hành có chứa các hoạt chất trên.
- Các thuốc hoá học với ưu điểm là nhanh và hiệu quả đến tuyến trùng. Tuy nhiên, chúng không những không cải thiện đất mà còn làm ảnh hưởng nhiều đến đất, gây chai hóa và xót rễ. Bên cạnh đó, chúng có tác hại về lâu dài đến cây trồng, đất và con người thì bà con cần nên cân nhắc trước khi sử dụng.
Về hiệu quả, thuốc hoá học có thể tiêu diệt nhanh chóng tuyến trùng rễ sầu riêng, nhưng hậu quả chúng gây ra thì ảnh hưởng lâu dài, cũng như không tiêu diệt được sạch mầm bệnh tồn dư.
Vì vậy, các nhà khoa học luôn hướng tới các sản phẩm nông nghiệp có tính hiệu quả, bền vững và an toàn. Hiện nay, các sản phẩm như phân vi sinh, thuốc sinh học,… không còn xa lạ gì với bà con nông dân nữa. Thậm chí, chúng còn là người bạn trung thành với bà con trong quá trình chăm sóc sầu riêng, giúp làm sạch bệnh trên cây sầu riêng.
Trong các loại thuốc đặc trị tuyến trùng rễ sinh học, không thể không kể đến là Padave 106 WP, loại thuốc đặc trị tuyến trùng rễ sầu riêng đang được bà con Tây Nguyên tin dùng từ vụ này qua vụ khác, do tính hiệu quả - an toàn – lâu dài, cứu được hàng triệu ha vườn sầu trong hơn 14 năm lưu động trên thị trường.
Padave vừa là thuốc đặc trị tuyến trùng rễ, diệt sạch mầm bệnh cả 3 giai đoạn trứng - ấu trùng – con trưởng thành, là sản phẩm hỗ trợ trong cải tạo đất và cũng là thuốc kích rễ cho cây sầu riêng. Giúp bà con an tâm với sản phẩm 3 trong 1 để chăm sóc vườn sầu nhà mình.
Sản phẩm sinh học Padave có thể sử dụng trong phòng bệnh tuyến trùng rễ vô cùng hiệu quả và có thể đáp ứng kỹ thuật máy bay cho bà con vườn sầu với diện tích rộng lớn.
--------------------------------------------------------------------------------------------
Tuyến trùng rễ đã gây rất nhiều tác động bất lợi đến sầu riêng nói riêng và cây trồng nói chung, ảnh hưởng lớn đến nền nông nghiệp nước nhà.
Bài viết trên, Atw đã giúp bà con hiểu hơn về cách nhận diện tuyến trùng rễ sầu riêng thông qua các biểu hiện trên lá, thân và rễ là như thế nào.
Từ đó, có những lựa chọn về cách xử lý phù hợp với vườn trồng. Nếu cần tư vấn cụ thể, bà con có thể liên hệ kỹ sư hỗ trợ 24/7 qua hotline 0329 886 079